Vị trí: | Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam |
Loại hình công trình: | Education Building |
Xây mới / Cải tạo: | New |
Giai đoạn: | Operational Stage |
Năm xây dựng: | 0 |
Tổng diện tích sàn xây dựng: | 3800 m2 |
Công trình Nhà mẫu giáo ở Biên Hòa, Đồng Nai (Farming KinderGarden) là công trình đoạt giải cuộc thi thiết kế công trình xanh hàng đầu ở Châu Á mang tên FuturArc Prize. Khu đất xây dựng có diện tích là 10,650m2 với tổng diện tích sàn xây dựng là 3,800m2 dự kiến nhận khoảng 500 trẻ, có vườn trên mái. Mục tiêu là thiết kế một nhà trẻ bền vững, nơi mà trẻ em có thể học hỏi và tìm hiểu cách tự trồng và cung cấp thức ăn.
Chủ đầu tư:
Phone:
N/A
Website:
http://e4g.org/
Tư vấn thiết kế:
Tư vấn thiết kế:
Tư vấn thiết kế:
Nhà thầu thi công:
Chiến lược thiết kế thụ động (passive design approaching)
Hướng công trình và giải pháp chắn nắng:
Farming KinderGarden nằm trong tổng thể khu quy hoạch của tập đoàn Pon Chen có hướng chính tiếp giáp với đường quy hoạch theo hướng Đông Bắc. Phía chính Tây tiếp giáp với khu thể thao (theo quy hoạch), phía chính Nam tiếp giáp với khu nhà nghỉ công nhân của tập đoàn Po Chen. Lựa chọn đưa ra đối với giải pháp chắn nắng là sử dụng chính hình dáng của công trình để tạo bóng râm (vì có thể coi công trình nằm trên khu đất trống và có chiều cao vượt trội so với các công trình xung quanh) và kết hợp với hệ thống cây xanh sân vườn.
Để đạt được mục tiêu là sử dụng bóng đổ (shading) để chắn nắng cho chính bản thân công trình, hình dáng của tòa nhà cũng là một yếu tố cần tính đến. Ở đây, công trình được tạo hình bởi 3 đường cong liên tục giống như vẽ chỉ bằng một nét bút.
Phía trên cùng, một mái nhà xanh áp dụng theo đúng hình dáng của tòa nhà được sử dụng. Mái nhà xanh hình xuyến này được thiết kế là một đường chạy dài liên tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ. Các lớp học được bố trí dọc theo mái nhà hình xuyến. Các lam bê tông sẽ tạo bóng râm và làm giảm cường độ ánh nắng mùa hè gay gắt cho các lớp học.
Thông gió tự nhiên:
Điều kiện để đạt được thông gió tự nhiên trong công trình này phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hình dáng, các khoảng phân chia, và hệ thống mái xanh bên trên công trình. Farming Kindergarden được thiết kế để tận dụng tối đa thông gió tự nhiên, giảm thiểu thông gió cưỡng bực để tiết kiệm năng lượng. Chiều sâu tối thiểu của các phòng là 8m-10m mở rộng đều 2 phía mặt đứng và hành lang bên để đón gió. Các phòng học và phòng y tế đều không sử dụng điều hòa và thông gió cưỡng bức. Về hình dạng, như đã phân tích tại phần trên, công trình được tạo ra với chỉ 01 “nét vẽ”. Nét vẽ này phân chia công trình làm 3 không gian sân vườn khác nhau nhưng có sự liên hệ nhất định. Thêm vào đó, việc sử dụng các Lam chắn nắng và dẫn gió và thiết kế theo kiểu hành lang bên với chiều rộng lên đến 2,5m đã giảm thiểu tối đa ánh nắng chiếu trực tiếp vào công trình. Cuối cùng là hệ thống mái xanh (green roof) phía trên đã làm mát công trình và giảm thiểu CO2. Ba yếu tố này mà đặc biệt là hình dạng vòng xuyến đã tạo nên mội môi trường vi khí hậu cho toàn bộ công trình để đạt được hiệu quả thông gió và chiếu sáng một cách hoàn hảo.
Chiếu sáng tự nhiên:
Các tấm Lam chắn nắng của công trình và hệ thống hành lang bên dọc theo hình dạng của ngôi trường được thiết kế để giảm thiểu ánh nắng trực tiếp của mặt trời tác động lên công trình. Vị trí của các tấm Lam chắn nắng được đặt tại tầng 2 và tại các mặt tiếp xúc với anh mặt trời nhiều nhất (cánh phía Bắc, và chủ yếu bố trí tại hướng Đông và Tây). Hệ Lam được làm từ bê tông đúc sẵn và được tính toán kỹ lưỡng với kích thước 50 x 1200mm và lắp đặt với khoảng cách 250mm/ mỗi thanh để đạt được 2 mục tiêu là: Ngăn ánh sáng chiếu trực tiếp nhưng vẫn duy trì được tầm nhìn và sự kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài.
Không gian xanh bên trong công trình:
Điểm nhấn của công trình chính là Mái Xanh (Green Roof) bên trên nóc nhà. Mái xanh này không những có chức năng chống nóng, giữ độ lạnh cho không gian bên trong công trình mà còn là nơi vui chơi học tập của các cháu. Từ sân chơi không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau, mặc dù vườn trồng rau có độ dốc cao dần lên đến độ cao tầng hai. Một vườn rau xanh chính là nơi để trẻ có thể hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và có được sự kết nối với thiên nhiên.
Chiến lược thiết kế chủ động (active design approaching)
Phương án kiến trúc và phương pháp tiết kiệm năng lượng cơ khí đã được áp dụng bao gồm nhưng không giới hạn: mái xanh, lam chắn từ bê tông đổ tại chỗ, những nguyên vật liệu tái chế, nước nóng từ năng lượng mặt trời… Những phương pháp đó đã được thiết kế và áp dụng để khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo dục bền vững. Công trình cũng được thiết kế để làm tối đa sự thông gió tự nhiên qua việc phân tích khí động học trên máy tính.
Việc sử dụng năng lượng mặt trời đã tạo nên sự khác biệt trong vận hành tòa nhà mà cụ thể là đạt được những mục tiêu: Tiết kiệm tiền điện vận hành hàng tháng, sử dụng nguồn điện độc lập (ít phụ thuộc vào nguồn điện cấp), bảo vệ môi trường, giảm tải lưới điện khu vực, và có được nguồn điện liên tục kể cả khi điện lưới bị cắt do sự cố của thành phố.