Vị trí: | Thi Sách, Hà Nội, Vietnam |
Loại hình công trình: | Residential Building |
Xây mới / Cải tạo: | Refurbished |
Giai đoạn: | Operational Stage |
Năm xây dựng: | 1999 |
Tổng diện tích sàn xây dựng: | 155 m2 |
Ngôi nhà Bốn Mùa nằm trong một căn ngõ nhỏ của phố Thi Sách. Ngôi nhà ban đầu chỉ có diện tích 45m2 là ngôi nhà theo kiến trúc pháp cổ. Do yêu cầu gia tăng nhân khẩu nên chủ nhà yêu cầu kiến trúc sư cải tạo lại ngôi nhà để tăng them diện tích sử dụng, bao gồm 2 phòng ngủ cho 2 cô con gái và 1 bếp ăn.
Tổng diện tích khu đất là 90m2. Người kiến trúc sư thay vì tạo ra một ngôi nhà kiên cố đặt trên toàn bộ 90m2 đất với tường bao xung quanh, đã lựa chọn một phương án hoàn toàn khác biệt. Giữ lại ngôi nhà cổ nhằm giữ sự hài hòa với môi trường kiến trúc xung quanh trong căn ngõ nhỏ, xây thêm khối nhà mới phía sau và để lại một khoảng sân trời đủ lớn ở giữa giúp kết nối 2 khối nhà. Thiết kế cuối cùng giúp cho chủ nhà có được tiện nghi vi khí hậu cho cả mùa đông và mùa hè, ngập tràn ánh sáng tự nhiên, và được sống hài hòa với thiên nhiên bốn mùa ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội ồn ào chật chội đông đúc.
Tổng tổng chi phí xây dựng và hoàn thiện nội thất là 400 triệu vào thời điểm năm 1999
Bản quyền thiết kế: V-Architecture
Bản quyền ảnh: dự án E4G
Chủ đầu tư:
Phone:
N/A
Website:
Tư vấn thiết kế:
Nhà thầu thi công:
Phone:
N/A
Website:
Điều kiện tự nhiên
Ngôi nhà có hướng chính Nam và nằm cuối con ngõ nhỏ phố Thi Sách. Điều này giúp cho công trình hạn chế ảnh hưởng bức xạ mặt trời, tuy nhiên cũng không phải là thuận lợi để đón các hướng gió chủ đạo tại Hà Nội.
![]() Hình ảnh ngõ Thi Sách trước nhà bốn mùa |
![]() Biểu đồ mặt trời nhà Bốn Mùa |
Nhà Bốn Mùa có hai khối nhà rõ rệt, khối nhà phía trước được xây từ lâu theo kiến trúc Pháp, khôi nhà phía sau được xây mới thêm vào từ năm 1999 theo mong muốn của chủ đầu tư để tăng thêm tổng diện tích sử dụng. Giữa hai khối nhà cũ và mới được nối với nhau bằng một khoảng sân
Toàn cảnh nhà Bốn Mùa
Chiếu sáng tự nhiên
Thiết kế chiếu sáng tự nhiên
- Toàn bộ lớp vỏ hướng ra sân giữa của ba phòng mới xây đằng sau đều được bằng kính trong, vì vậy cả 3 phòng của khối nhà mới xây hầu như không phải bật đèn vào ban ngày
![]() |
![]() |
![]() |
- Phòng ngủ tầng 3 được bố trí trần nhà bằng nhựa trong giúp tăng diện tích lấy sáng tự nhiên.
- Sân trời đủ lớn giúp không gian phòng xung quanh sân trời này lấy được nhiều ánh sáng.
- Cầu thang và hàng lang tại khu sân giữa được làm bằng các tấm kim loại có khe hở giúp lấy sáng từ trên xuống.
![]() Cửa kính phòng bếp tầng 1 nhìn ra sân giữa |
![]() Cửa kính phòng bếp tầng 1 nhìn ra sân giữa |
Hiệu quả chiếu sáng:
Chắn nắng và chống nóng
Khối nhà được xây mới tuy có tỉ lệ tường kính rất lớn nhưng lại được tính toán không bị ảnh hưởng bởi bức xạ mặt trời vào các tháng mùa nóng giữ cho khu nhà luôn được mát mẻ, hạn chế sử dụng điều hòa.
Biểu đồ mặt trời tháng 6 |
Biểu đồ mặt trời tháng 12 |
Biểu đồ mặt trời tháng 9 |
Ánh sáng mặt trời trong nhà tháng 9 |
Vào mùa hạ, mặt trời ở thiên đỉnh hoặc hơi chếch một chút về phía Bắc, các tường kính không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, đồng thời cây bằng lăng có tỉ lệ lá lớn nhất giúp che mát cho các phòng và khoảng sân. Ngoài ra bản thân cây bằng lăng cũng góp phần làm mát cho không gian sống xung quanh.
Vào các tháng mùa đông mặt trời nghiêng dần về phía Nam, tia nắng mặt trời có thể vào sâu trong phòng đồng thời lá của cây bằng lăng cũng rụng gần hết không làm cản trở tia nắng vào các phòng.
![]() ![]() ![]() Mùa đông xuân |
![]() ![]() ![]() Mùa hè |
Mái giếng trời là loại mái di động có cửa trượt, có thể mở ra vào mùa hè và đóng lại vào mùa đông. Nhờ đó giúp tăng cường lưu thông gió vào mùa hè và giữ nhiệt bức xạ mặt trời vào các phòng vào mùa đông.
![]() |
![]() |
Thông gió tự nhiên
Khu nhà phía sau để chừa lại một khoảng trống giúp tạo ra cửa thoát gió cho các phòng phía sau nhà. Vì vậy các phòng này có cả cửa gió vào và cửa gió ra giúp tăng diện tích được thông gió tự nhiên cho ngôi nhà.
![]() |
![]() |
Phân tích thông gió tự nhiên so sánh phương án không có cửa thoát gió (bên trái) và có cửa thoát gió (bên phải) cho khối nhà phía sau.
Phân tích thông gió tự nhiên phương ngang cho cả khu nhà
Hành lang và cầu thang cả 3 tầng được ghép từ các tấm bằng kim loại hay tấm gỗ có khe hở giúp gió có thể lưu thông theo phương đứng dễ dàng.
![]() |
![]() |
Không gian xanh
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Toàn bộ nội thất của khu nhà mới phía sau bao gồm giường, tủ, bàn, ghế, mắc áo… được làm bằng vật liệu tre. Đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường giúp hạn chế chặt phá rừng tự nhiên, có khả năng trống sói mòn đất đai, trống lũ lụt, bền vững cho vùng đất dốc, giảm thiểu sự xói mòn và mang lại hệ thống canh tác bền vững. Cây tre có tốc độ sinh trưởng và thời gian thu hoạch rất nhanh chỉ từ 2 đến 3 năm giúp giảm lượng khí phát thải 12 tấn CO2 cho mỗi hecta rừng trồng so với rừng cây tự nhiên.
Nội thất công trình cũng được thiết kế hài hòa với thiết kế kiến trúc và môi trường xung quanh và vẫn tạo ra vẻ đẹp hài hòa chung cho không gian sống.